当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3: Nhọc nhằn vượt ải 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Jeju SK FC vs Suwon FC, 12h00 ngày 30/3: 3 điểm nhọc nhằn
Tại họp báo kinh tế xã hội TPHCM chiều 28/3, ông Vũ Anh Dũng, Phó trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TPHCM trả lời báo chí về nội dung 2 tháng đầu năm TPHCM không có dự án mới mở bán.
Trước đó như báo chí phản ánh, dữ liệu từ một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho biết trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường căn hộ tại TPHCM và vùng phụ cận (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tây Ninh) không ghi nhận thêm dự án mở bán mới.
Trước phản ánh trên, ông Dũng cho biết trong 2 tháng qua, trên địa bàn TPHCM, Sở Xây dựng nhận được 2 hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn, tuy nhiên qua xem xét thì cả 2 dự án nêu trên đều chưa đủ điều kiện.
Ông Vũ Anh Dũng, Phó trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng (Ảnh: Thành Nhân).
Như vậy, dự án mới mong muốn mở bán là có nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định. Thực tế vẫn có sản phẩm nhà ở trong dự án được chủ đầu tư đưa ra thị trường nhưng là những dự án mà trước đây đã được Sở thông báo đủ điều kiện bán theo quy định.
Theo số liệu của Cục Thống kê, 2 tháng đầu năm, doanh thu kinh doanh bất động sản tăng 20,1% so với cùng kỳ. Do đó, nguyên nhân chưa phải hoàn toàn do lo ngại tâm lý thị trường chưa hồi phục.
Theo Sở Xây dựng, nguồn cung của từng loại hình nhà ở sẽ do lực cầu của thị trường quyết định và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong dài hạn yếu tố pháp lý dự án sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn cung.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tham mưu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mới, năm 2022 có 2 dự án nhà ở mới được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Năm 2023 có 2 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư và quý I năm nay có 1 dự án nhà ở được chấp thuận. Mặc dù chưa có số liệu chính thức từ Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng qua theo dõi thì Sở Xây dựng chưa thấy dự án nhà ở mới được giao đất.
Ngoài ra, nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư nhưng còn vướng các thủ tục về nghĩa vụ tài chính, đất đai, quy hoạch, thậm chí có dự án phải rà soát lại pháp lý dự án, nguồn gốc đất.
Do đó, khi Sở Xây dựng xem xét đủ điều kiện huy động vốn thì các dự án nhà ở thuộc các trường hợp này sẽ không đáp ứng.
TPHCM ra nhiều phương án để khơi thông nguồn cung
Về giải pháp khơi thông nguồn cung, đặc biệt là các dự án nhà ở phân khúc trung cấp, bình dân. Như đã trình bày nêu trên, vướng mắc pháp lý dự án không chỉ đến duy nhất từ Sở Xây dựng mà đến từ nhiều sở ngành khác nhau.
TPHCM đã nhận thấy vấn đề này, do đó không phải chờ đến thời gian tới mà thành phố đã có nhiều giải pháp, chỉ đạo giải quyết.
Để tháo gỡ khó khăn, thành phố đã lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư (Ảnh minh họa: Hải Long).
UBND thành phố đã ban hành công văn để triển khai thực hiện một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong đó, thành phố đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện các nội dung trọng tâm thuộc trách nhiệm của đơn vị mình để cùng tháo gỡ các vướng mắc trong các dự án nhà ở và bất động sản trên địa bàn.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đã ban hành quyết định thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng
UBND TP đã thống nhất hướng giải quyết là phân nhóm có cùng vướng mắc cụ thể, giao trách nhiệm trực tiếp cho các sở, ngành chủ trì tháo gỡ đối với các nhóm vướng mắc thuộc chức năng, lĩnh vực quản lý của mình.
" alt="Lý do nào khiến TPHCM không có dự án căn hộ mới?"/>Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: Getty).
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo quyết định ngừng tranh cử ngày 21/7, cựu Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi chủ nhân Nhà Trắng.
"Ông Joe Biden là một trong những tổng thống có ảnh hưởng nhất của nước Mỹ, cũng như là một người bạn và đối tác thân thiết nhất của tôi", ông Obama bình luận.
Ông Obama nhận định: "Chúng ta (đảng Dân chủ) sẽ trải qua tình hình chưa từng có tiền lệ trong những ngày tới. Nhưng tôi vô cùng tin tưởng các lãnh đạo Đảng Dân chủ sẽ tạo ra một tiến trình mà từ đó một ứng cử viên xuất sắc sẽ xuất hiện".
Ông Obama không hề nhắc đến Phó Tổng thống Kamala Harris. Đảng Cộng hòa coi đó là dấu hiệu cho thấy ông Obama không ủng hộ bà Harris trở thành ứng viên tổng thống của đảng.
Tuy nhiên, những người thân cận với ông Obama cho biết, đây chỉ đơn giản là vì cựu Tổng thống không nghĩ đến ứng cử viên thay thế nào vào thời điểm đó. Họ giải thích, việc ủng hộ quá sớm vào thời điểm này cũng là một sai lầm về mặt chính trị.
Theo một cựu quan chức Nhà Trắng, ông Obama muốn ngày 21/7 là ngày dành cho ông Biden, tri ân những thành tựu của ông, do đó ông không cảm thấy áp lực phải hành động vội vàng.
Thay vào đó, ông Obama coi vai trò của mình là giúp nhanh chóng "đoàn kết đảng một khi chúng ta có được ứng cử viên".
Theo New York Times" alt="Ông Obama chưa lên tiếng ủng hộ bà Harris tranh cử tổng thống"/>Ông Obama chưa lên tiếng ủng hộ bà Harris tranh cử tổng thống
Hình ảnh được cắt từ video cho thấy các binh sĩ Ukraine bị phía Nga bắt giữ ở Kursk (Ảnh: Reuters).
Do phía Nga vốn chỉ có số ít lực lượng biên phòng trang bị thô sơ và có phần chủ quan, quân Ukraine trong đó có cả những đơn vị chính quy, tinh nhuệ với đủ các loại vũ khí hạng nặng và hiện đại ban đầu đã tấn công tỉnh Kursk của Nga và dễ dàng giành được những thắng lợi bất ngờ. Kiev nhanh chóng tiến sâu được vào bên trong lãnh thổ của Nga tới một vài chục km và chiếm giữ tới 3 chục khu dân cư trải rộng tới cả nghìn km² lãnh thổ.
Sau khi Nga điều viện binh đến ngày càng nhiều cùng các loại vũ khí hạng nặng khác nhau, trận chiến ở Kursk đã diễn ra quyết liệt và cân bằng hơn. Đến hôm nay, hơn 10 ngày từ khi cuộc tấn công bắt đầu, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, quân đội của họ đã chặn được đà tiến công của Ukraine. Nga đã tiêu hủy được nhiều vũ khí, thiết bị quân sự, kể cả những loại tối tân do Mỹ và phương Tây mới cung cấp (như hệ thống HIMARS, xe tăng Challenger-2, xe bọc thép Stryker…) và gây thương vong cho hàng nghìn binh lính và sĩ quan các cấp của Ukraine.
Mặc dù vậy, phía Nga vẫn chưa thể đẩy lùi hoàn toàn các lực lượng của Kiev ra khỏi lãnh thổ của mình. Các trận đánh vẫn đang diễn ra dữ dội với nhiều thương vong cho cả hai bên; và khả năng sẽ còn ác liệt hơn trong những ngày tới.
Dù Kiev không có ý định hoặc sẽ không thể giữ được những vùng lãnh thổ đang kiểm soát ở Kursk, đây vẫn là cuộc tấn công lớn nhất của Ukraina vào bên trong lãnh thổ nước Nga kể từ khi chiến tranh giữa hai nước nổ ra. Đây đồng thời cũng là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nga mới thực sự bị tấn công và một phần lãnh thổ bị rơi vào tay quân đội nước ngoài. Vào năm 2008, quân Georgia cũng đã bất ngờ tấn công vào Nam Osetia do Nga bảo trợ; Moscow đã nhanh chóng xuất quân đẩy lùi và quyết liệt phản công trở lại khiến Tbilisi thất bại hoàn toàn.
Cuộc tấn công vào vùng Kursk hiện nay được cho là Kiev đã tính toán kỹ càng với những mục đích tưởng như rất tinh vi. Tuy vậy, ngoài lý do tạo lợi thế trước khi bước vào đàm phán, phân tán giảm áp lực của Nga trên các mặt trận mà Ukraine đang thất thế, lấy lại tinh thần cho quân đội Ukraine, gây hoang mang trong dân chúng Nga và thậm chí có thể là để tạo bước ngoặt trong cuộc chiến, một số nhà phân tích quốc tế và cả quan chức cũ của Ukraine như cựu Thủ tướng Mykola Azarov đã thẳng thắn chỉ ra rằng cuộc tấn công này là dường như được Mỹ và phương Tây khuyến khich để thử thách quyết tâm chính trị và khả năng quân sự của Nga. Trong cuộc đối đầu hiện nay, Moscow đã nhiều lần đưa ra những đe dọa về "lằn ranh đỏ", bất chấp những rủi ro đối với Ukraine là rất lớn và toàn diện.
Thực tế là thời gian qua, Nga đã bỏ qua rất nhiều "lằn ranh đỏ" khi không có những hành động đáp trả mạnh mẽ tương xứng. Đối đầu trực tiếp với NATO và chiến tranh thế giới thứ 3 cũng chưa xảy ra, dù vũ khi sát thương, các hệ thống phòng không, xe tăng, pháo phóng lựu, vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa Storm Shadow của Anh hay ATACMS của Mỹ và máy bay chiến đấu hiện đại có thể mang vũ khí hạt nhân như F-16 cúa Mỹ vẫn được Mỹ và phương Tây lần lượt cung cấp cho Kiev sử dụng để đương đầu với Nga.
Nhưng tấn công vào vùng Kursk - hành động đưa chiến tranh sang lãnh thổ Nga, dù là do Kiev chủ động hoàn toàn hay bị xúi giục - chắc chắn là "lằn ranh đỏ" cuối cùng phía Nga khó có thể bỏ qua. Bởi nếu vậy, ít nhất là những đe dọa mà phía Nga đưa ra, kể cả ở cấp cao nhất, sẽ không có "sức nặng" nữa, mà hệ quả của nó sẽ là rất toàn diện, sâu rộng mà nước Nga không thể chấp nhận được.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố không úp mở rằng "Ukraine chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt thích đáng của Nga". Còn theo Đại sứ Polyanski, phó Đại diện Thường trực của Nga tại Liên hợp quốc, "đây là một sai lầm chết người khiến Kiev sẽ sớm phải hối hận".
Về cụ thể, giới phân tích quốc tế cho rằng Nga có nhiều lựa chọn cho việc trả đũa. Báo The Timedẫn một nguồn tin tự Bộ quốc phòng Ukraine cho rằng "Nga có khả năng bắn hàng trăm tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo cũng như phóng hàng loạt máy bay không người lái cảm tử"… đánh vào các mục tiêu trọng yếu ở thủ đô Kiev; và điều này sẽ đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống phòng không của Ukraine.
Trận đánh vào vùng Kursk hiện nay về một khía cạnh nào đó, dù khiến Nga gặp phải những thất bại ban đầu, nhưng dường như cũng là sai lầm tai hại chết người đối với Ukraine. Thực tế thì Nga vẫn không ngừng tấn công và tiếp tục giành chiến thắng tại các mặt trận trên đất Ukraine, đặc biệt là vùng Donbass.
Nga cũng đã tuyên bố không thể có đàm phán khi quân Ukraine đang gây khó khăn cho dân thường Nga ở Kursk. Đặc biệt, theo một số nhà nghiên cứu quốc tế, cuộc tập kích vào Kursk của Ukraine đã buộc xã hội Nga phải nhìn nhận lại "chiến dịch quân sự đặc biệt" theo cách khác; khiến những người còn lừng chừng sẽ dần ngả hẳn theo quan điểm cần phải tiến hành chiến tranh đến cùng, ngăn chặn hoàn toàn quân đội đối phương và chấm dứt mối đe dọa từ Kiev.
Bên cạnh đó, như nhiều hãng thông tấn quốc tế đưa tin, tinh thần của binh lính Ukraine ở Kursk cũng đang xuống thấp trước những đợt phản công vũ bão của phía Nga. Điều đó cho thấy Kiev đã không đạt được những mục tiêu đã đề ra khi tiến hành chiến dịch này.
Mặc dù vậy, cuộc chiến ở Kursk hiện vẫn đang rất ác liệt, giằng co. Theo giới quan sát, điều đó có thể đó là do Nga tiếp tục nhẫn nhịn "nhử" Kiev bộc lộ thêm và đưa hết quân dự trữ chiến lược vào đây trước khi tung hết lực cất "mẻ vó lớn", đủ tác động quyết định đến kết thúc chiến tranh. Và quân Nga thực sự đã bị dàn trải tối đa nên dù Kursk đã được liên tục tăng viện nhưng cũng không đủ vượt trội các lực lượng Ukraine để nhanh chóng giành chiến thắng. Nhưng giả thiết trên chỉ có thể đứng vững nếu trong tay Nga không còn quân bài chiến lược là kho vũ khí hạt nhân, thứ vũ khí đặc biệt mà gần đây phía Nga kể cả cấp cao nhất, liên tục nhắc đến để răn đe đối phương. Đó là Nga sẽ buộc phải sử dụng khi toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và vận mệnh dân tộc bị đe dọa.
Trên thực tế, có thể nói tình hình ở vùng Kursk hiện nay dường như đã đặt ra các điều kiện để điện Kremlin có thể tính đến sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật như là sự lựa chọn cuối cùng để quân đội Nga nhanh chóng đẩy lùi các lực lượng của Kiev về bên kia biên giới.
Mỹ và NATO có thể không ngừng thách thức Nga về cả quân sự và sẵn sàng tiếp tục thông qua Ukraine để chống lại Nga, nhưng đó hoàn toàn không phải là lợi ích quốc gia thực sự của Ukraine. Đó cũng không phải là lợi ích của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung khi căng thẳng chiến tranh giữa Nga với Ukraine biến thành cuộc đối đầu trực tiếp NATO - Nga và sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 3.
Trong tình hình đó, tất cả các bên liên quan phải dừng ngay các hành động phiêu lưu chiến tranh; đặc biệt là không để nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang treo lơ lửng hiện nay trở thành sự thật với những hậu quả thảm khốc khôn lường.
" alt="Tấn công vào Kursk của Nga, Ukraine phạm sai lầm lớn?"/>Nhận định, soi kèo Apollon vs AC Omonia, 22h00 ngày 1/4: Khó cho cửa trên
Một cuộc duyệt binh của Nga (Ảnh minh họa: Xinhua).
Các nhà lập pháp ở Hạ viện Nga đã phê duyệt mức tăng gần 30% chi tiêu quốc phòng vào ngày 21/11, cam kết chi tiêu nhiều hơn nữa vào năm tới cho chiến dịch quân sự ở nước láng giềng Ukraine.
Nga đã tăng chi tiêu quân sự lên mức chưa từng thấy kể từ thời Liên Xô, nhằm tăng cường cỗ máy sản xuất vũ khí và trả lương ở mức cao cho hàng trăm nghìn binh sĩ ở tiền tuyến.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết đầu năm nay rằng Moscow đã chi gần 9% nền kinh tế cho quốc phòng và an ninh, mức cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Con số đó bao gồm các phần khác trong ngân sách về cơ bản là chi tiêu cho an ninh nhưng không được phân loại là cho lĩnh vực "quốc phòng".
Trong đề xuất mới được Hạ viện Nga thông qua, Moscow dự kiến chi 13.500 tỷ rúp (134 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng, chiếm hơn 6% GDP của Nga.
Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin cho biết các kế hoạch chi tiêu "đảm bảo mọi nghĩa vụ xã hội, giải quyết các nhiệm vụ phát triển và ứng phó với những thách thức mà đất nước chúng ta phải đối mặt".
Theo ông, đề xuất này chứng minh rằng các hệ thống chính trị và kinh tế do Tổng thống Vladimir Putin điều hành "không chỉ chịu được lệnh trừng phạt mà còn hoạt động hiệu quả".
Kế hoạch chi ngân sách này giờ đây sẽ cần được thượng viện Nga thông qua trước khi trình lên Tổng thống Putin ký thành luật.
Nếu kế hoạch được thông qua, ngân sách quốc phòng năm tới của Nga sẽ chiếm 32,5% chi tiêu liên bang, một tỷ lệ cao kỷ lục kể từ thời Liên Xô. Để so sánh, chi tiêu quốc phòng chiếm 17% ngân sách liên bang trong năm đầu tiên của cuộc chiến (2022), 19% vào năm 2023 và 29,5% trong năm nay.
Theo AFP" alt="Hạ viện Nga duyệt ngân sách quốc phòng cao kỷ lục"/>Phòng không Ukraine tác chiến đánh chặn UAV Nga (Ảnh: Lữ đoàn độc lập số 108 Ukraine).
Trận chiến đấu phòng không ác liệt tại thành phố cảng Odessa
Vào lúc nửa đêm ngày 14/11, lực lượng phòng không Ukraine đã đánh trả mạnh mẽ, chống lại cuộc tập kích bằng UAV tự sát quy mô lớn của Nga, biến bầu trời Odessa thành chiến trường trên không ác liệt.
Các cảnh quay cho thấy các loạt đạn vạch đường bay vút lên không trong đêm - gợi lên cảnh tượng giống như một trận chiến trong phim khoa học viễn tưởng - nhằm vô hiệu hóa những chiếc UAV tự sát mang đầy thuốc nổ của Nga, đang lao vào các mục tiêu trong thành phố.
Phòng không Ukraine khai hỏa đánh chặn UAV Nga ở Odessa
Theo lực lượng vũ trang Ukraine, tổng cộng 53 UAV của Nga bị bắn hạ trong đêm, trong khi 30 chiếc khác được cho là đã lọt qua hệ thống phòng thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu những con số này có liên quan cụ thể đến cuộc tấn công tại Odessa hay trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Trong khi đó, các nguồn tin Nga, bao gồm cả kênhRybar, xác nhận rằng Moscow đã tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV tự sát trên diện rộng, vào hàng loạt mục tiêu của Ukraine.
Ngoài UAV Geran-2, các nguồn tin Ukraine khẳng định rằng có cả các loại UAV "không xác định" cũng tham gia vụ tấn công. Các thông tin của Ukraine cũng cho biết, khu vực Kharkov cũng bị tập kích bởi tên lửa đất đối không S-300 đã hoán cải để tấn công mục tiêu mặt đất.
Cuộc tấn công của Nga, nhấn mạnh sự leo thang rộng hơn trong các cuộc giao tranh ở miền Nam Ukraine, nơi các lực lượng Moscow đã tăng cường nỗ lực tấn công các trung tâm hậu cần quan trọng, bao gồm cả khu vực cảng biển Odessa, điểm nút quan trọng trong chuỗi cung ứng cho các hoạt động quân sự của Ukraine.
Các nguồn tin của Nga cũng cho biết, vũ khí tấn công tầm xa của họ đã tấn công các bến tàu số 22, 25 và 37, trong khu vực cảng biển thương mại Odessa, nhắm vào các container được cho là chứa đạn dược, phụ tùng thay thế của vũ khí do phương Tây cung cấp.
Các cuộc tấn công đã phá hủy một phần hoặc hoàn toàn các kho đạn 155mm và 105mm dành cho các loại lựu pháo của Ukraine như M777 hay L119, cũng như linh kiện cho xe bọc thép mà phương Tây viện trợ cho Ukraine. Ngoài ra còn nhiều vũ khí hiện đại khác cũng bị phá hủy, bao gồm cả UAV lảng vảng Switchblade.
Các cuộc tấn công của Nga, không chỉ phá hủy số vũ khí, trang bị của phương Tây viện trợ, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng quan trọng, để có thể tiếp nhận các chuyến hàng tiếp theo.
Một đòn giáng đáng kể khác là sự phá hủy các thiết bị liên quan đến việc bảo dưỡng máy bay chiến đấu của phương Tây. Các nguồn tin của Nga cho biết, thiết bị được sử dụng để bảo dưỡng máy bay chiến đấu Mirage-2000-5F cũng như các máy bay khác được cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.
Những tuyên bố của Nga nhấn mạnh, việc họ tập kích các căn cứ hậu cần, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phá hủy chuỗi cung ứng thời chiến của Ukraine, làm tê liệt một số hoạt động ở tiền tuyến.
Trong số những tổn thất đáng chú ý, các nguồn tin của Nga đã trích dẫn việc phá hủy một trận địa pháo phòng không tự hành Gepard do Đức cung cấp, được bố trí để bảo vệ cảng. Mặc dù có hiệu quả chống lại các mục tiêu bay thấp, nhưng Gepard được cho là "bất lực" với số lượng đông đảo UAV tham gia tấn công cùng lúc.
Tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard của Ukraine (Ảnh: AFP).
Vũ khí phòng không chủ lực tầm thấp của Ukraine
Mặc dù khó có thể xác định được loại pháo phòng không nào, đã được sử dụng trên bầu trời Odessa được thể hiện trong video nhưng có thể nhận thấy, hỏa lực phòng không chống UAV, là loại pháo phòng không Gepard do Đức cung cấp.
Gepard là loại pháo phòng không tự hành tầm thấp, sử dụng pháo tự động 2 nòng 35mm, hoạt động theo nguyên lý bắn nhanh, có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu bay thấp như UAV, máy bay có cánh hoặc tên lửa hành trình.
Với tốc độ bắn cực nhanh và có thể bắn nhiều loại đạn, mỗi loại được thiết kế để tối đa hóa sát thương các mục tiêu trên không, biến Gepard trở thành một vũ khí phòng không tương đối hiệu quả trong lưới lửa đa tầng.
Đạn pháo 35mm mà Gepard sử dụng, được thiết kế để có thể phá hủy mục tiêu với hiệu năng cao nhất khi va chạm. Với vận tốc đầu nòng khoảng 1.000 mét/giây, cho đạn pháo khả năng xuyên giáp tốt, biến nó thành vũ khí bảo vệ hiệu quả trước các mối đe dọa như UAV hay chiến đấu cơ bay thấp.
Sức mạnh thực sự của pháo phòng không Gepard nằm ở tốc độ bắn, khi nó có tốc độ bắn lý thuyết lên tới 1.000 viên đạn mỗi phút cho mỗi nòng pháo. Tuy nhiên tốc độ bắn chiến đấu được duy trì ở mức khoảng 500 viên mỗi phút cho mỗi nòng. Tốc độ đáng nể này, đảm bảo tăng mật độ hỏa lực trên không, nâng cao xác suất bắn trúng mục tiêu.
Hệ thống điều khiển hỏa lực, bao gồm nạp đạn, ngắm bắn tự động, giảm thiểu thời gian giữa các lần bắn, cho phép Gepard tấn công nhiều mục tiêu liên tiếp.
Với tốc độ bắn nhanh như vậy, tiếng nổ đầu nòng của pháo phòng không Gepard có những đặc trưng không thể nhầm lẫn trong chiến đấu, giúp phân biệt nó với các loại vũ khí phòng không trên cùng một khu vực trận địa.
Trong chiến đấu, pháo phòng không Gepard có thể bắn liên tiếp nhiều loạt đạn chỉ với thời gian dừng ngắn để hệ thống ngắm bắn tự động điều chỉnh. Khả năng bắn liên tục này cho phép hệ thống theo dõi, đánh chặn các mục tiêu di chuyển nhanh. Khả năng thích ứng với quỹ đạo mục tiêu thay đổi theo thời gian thực của Gepard, đảm bảo rằng nó vẫn là vũ khí phòng không hiệu quả, chống lại các mục tiêu có tính cơ động cao.
Gepard, mặc dù là loại vũ khí được phát triển từ thời chiến tranh Lạnh, nhưng vẫn phát huy được vai trò trong chiến tranh hiện đại, khi có thể kết hợp giữa tốc độ bắn, độ chính xác và hỏa lực mạnh, để đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa trên không.
Đặc biệt là tốc độ bắn và khả năng xuyên phá mục tiêu cao của đạn pháo, biến nó thành vũ khí phòng không quan trọng trong hệ thống phòng không đa tầng, đảm bảo tiêu diệt có hiệu quả những mục tiêu bay thấp với độ trễ tối thiểu.
Khi cả hai bên tăng cường sử dụng UAV tầm xa để tấn công lẫn nhau, thì bầu trời của Ukraine và Nga ngày càng trở nên căng thẳng, với hậu quả nặng nề cho cả hai bên.
" alt="Phòng không Ukraine khai hỏa ồ ạt, trời đêm Odessa sáng rực"/>Nga tăng cường nhắm mục tiêu vào hạ tầng năng lượng Ukraine (Ảnh: Pravda).
Phát biểu tại cuộc họp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) ở Astana, Kazakhstan ngày 28/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay: "Trong hai ngày qua, chúng tôi đã sử dụng các hệ thống vũ khí chính xác để đáp trả những cuộc tấn công của Ukraine bằng tên lửa ATACMS vào sâu trong lãnh thổ Nga. Chúng tôi đã sử dụng tổng cộng có 100 tên lửa các loại và 466 UAV".
Theo Tổng thống Putin, chỉ trong đêm qua, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công toàn diện bằng 90 tên lửa và 100 UAV, đánh trúng 17 mục tiêu quân sự của Ukraine.
"Các cuộc tấn công mà chúng tôi thực hiện là để đáp trả các cuộc tấn công đang diễn ra vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS. Như tôi đã nói nhiều lần, chúng tôi sẽ luôn đáp trả", ông Putin nhấn mạnh.
Ông cũng cho biết, quân đội Nga đang lựa chọn các mục tiêu ở Ukraine để tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm tầm trung thế hệ mới Oreshnik.
"Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga đang lựa chọn các mục tiêu để tấn công trên lãnh thổ Ukraine. Những mục tiêu này có thể bao gồm các cơ sở quân sự, công nghiệp quốc phòng hoặc trung tâm ra quyết định ở Kiev", chủ nhân Điện Kremlin cảnh báo.
Ông cho biết, Oreshnik có thể nhắm mục tiêu vào cả những công trình được bảo vệ tốt, nằm sâu trong lòng đất, giúp nó trở nên hiệu quả trước các mục tiêu kiên cố như boongke. Mặc dù không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng Oreshnik vẫn có khả năng gây ra sự hủy diệt lớn mà không cần sử dụng năng lượng hạt nhân.
Việc phương Tây cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bị cho là đã vượt lằn ranh đỏ của Moscow, khiến Nga phản ứng gay gắt.
Đêm 27/11, rạng sáng 28/11, máy bay ném bom của Nga ồ ạt xuất kích, phóng hàng loạt tên lửa vào Ukraine.
Theo Không quân Ukraine, Nga đã sử dụng 101 tên lửa hành trình và gần 100 UAV. Kiev đã bắn hạ 90% số tên lửa và hầu hết UAV.
Quân đội Ukraine nhận định, gần đây, Nga có xu hướng thực hiện những cuộc tấn công hỗn hợp quy mô lớn nhằm áp đảo hệ thống phòng không Ukraine.
Hơn nữa, Nga áp dụng các phương pháp tấn công trên không mới liên tục được cải tiến như sử dụng mồi nhử, sử dụng thiết bị bảo vệ tác chiến điện tử được lắp trực tiếp trên tên lửa.
Điều này cản trở khả năng tác chiến của các hệ thống phòng không Ukraine được sản xuất từ thời Liên Xô. Các hệ thống phòng không phương Tây ứng phó tốt hơn, nhưng Ukraine lại không có đủ để bảo vệ hàng trăm cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trước khi tấn công, Nga cũng tính đến điều kiện thời tiết, yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các đơn vị hỏa lực cơ động và máy bay chiến đấu. Sương mù và mây mù dày đặc xuất hiện ở nhiều nơi vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công đã ngăn cản phi công Ukraine và các đội cứu hỏa cơ động thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả.
Theo TASS" alt="Nga phóng gần 600 tên lửa, UAV trả đũa Ukraine"/>